Bóng đá Israel có gì đặc biệt? Vì sao chuyển liên đoàn?
Israel được biết đến là vùng đất của Kinh Thánh và là một đất nước của người Do Thái. Vậy bóng đá Israel có gì đặc biệt? Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu qua phần nội dung sau đây.
Sơ nét về lịch sử bóng đá Israel
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Israel và được phát triển bởi Vương quốc Anh, quốc gia kiểm soát Ủy thác Palestine trong thời kỳ cai trị của Anh Quốc. Khi đó, đội tuyển bóng đá đại diện cho Ủy thác Palestine thi đấu quốc tế 5 trận từ năm 1934 đến 1940 và được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Palestine.
Israel gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vào năm 1954, nhưng đã rời khỏi Liên đoàn này vào năm 1974 vì lý do áp lực chính trị từ các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Ả Rập. Từ năm 1974 đến 1980, bóng đá Israel không thuộc bất kỳ Liên đoàn nào mà thỉnh thoảng xin thi đấu vòng loại World Cup ở các khu vực khác như châu Âu, Nam Mỹ và châu Đại Dương.
Liên đoàn Bóng đá Israel (IFA) từng gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC) vào năm 1985 và rời khỏi khu vực này năm 1989 sau khi không vượt qua vòng loại World Cup 1990. Đến năm 1992, IFA trở thành thành viên liên kết của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) và được kết nạp thành viên chính thức vào năm 1994.
Trong thời kỳ Ủy thác Palestine, Liên đoàn bóng đá Palestine được thành lập vào năm 1928 và gia nhập FIFA vào năm 1929. Mặc dù ở thời kỳ đó người Palestine có dân số đông hơn nhưng trên thực tế toàn bộ các thành viên của đội tuyển đều là người Do Thái. Cả 5 trận quốc tế của đội tuyển bóng đá Ủy thác Palestine từ năm 1934 đến 1940 chỉ toàn các cầu thủ người Do Thái thi đấu. Đến năm 1948, Israel mới có trận thi đấu quốc tế đầu tiên khi đã là một quốc gia độc lập.
Năm 1974, Israel bị loại khỏi các giải đấu của AFC vì các quốc gia Hồi giáo và Ả Rập từ chối thi đấu với họ. Cụ thể ngay tại Đại hội Thể thao châu Á (Asiad) năm 1974, Israel được xử thắng trước Kuwait và CHDCND Triều Tiên bởi 2 đội tuyển này đều từ chối thi đấu với họ tại vòng 2 của giải.
Bóng đá Israel có gì đặc biệt?
Điều đặc biệt của bóng đá Israel mà không bất kỳ quốc gia nào có được chính là quốc gia duy nhất thi đấu đến 3 liên đoàn châu lục khác nhau là AFC, OFC và UEFA. Israel cũng là đội tuyển quốc gia duy nhất từng giành chức vô địch AFC Asian Cup mà là thành viên của một liên đoàn châu lục khác. Họ từng lên ngôi Asian Cup vào năm 1964 khi đánh bại Hong Kong, Hàn Quốc và Ấn Độ ở giải đấu chỉ có 4 đội tham dự. Tổng cộng đội tuyển bóng đá Israel có 4 lần góp mặt tại Asian Cup vào các năm 1956, 1960, 1964 và 1968.
World Cup 1970 là lần duy nhất mà đội tuyển Israel góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, nhưng đáng tiếc là họ dừng bước ngay vòng bảng. Tại Thế vận hội, Israel có 3 lần góp mặt (1968 và 1976 với tư cách là một nước châu Á), trong đó có kỳ Olympic Paris 2024 là giải đấu mà họ chuẩn bị góp mặt sau khi giành vé nhờ lọt vào bán kết giải U21 châu Âu 2023. Trên Bảng xếp hạng FIFA, Israel đứng hạng cao nhất là 15 (tháng 11/2008) và thấp nhất là 99 (tháng 1/2018).
Yossi Benayoun là cầu thủ được biết đến nhiều nhất của bóng đá Israel khi anh từng chơi cho các CLB hàng đầu của Ngoại hạng Anh là Liverpool, Chelsea và Arsenal. Còn HLV nổi tiếng nhất chính là Avram Grant khi không chỉ là HLV trẻ nhất Israel mà còn là cựu HLV của CLB Chelsea và đưa đội bóng thành London có mặt trong trận chung kết Champions League đầu tiên trong lịch sử ngay mùa giải 2007-08.
Hệ thống các giải bóng đá của Israel
Vô địch quốc gia
Bóng đá Israel được chia thành 5 cấp độ giải vô địch quốc gia và 16 hạng thi đấu khác nhau tính từ mùa 2019-20. Các giải đấu bao gồm:
- Giải Ngoại hạng Israel (Israeli Premier League): Là giải đấu cao nhất bóng đá Israel với 14 đội tham dự
- Giải hạng nhì (Liga Leumit)
- Giải hạng ba (Liga Alef)
- Giải hạng tư (Liga Bet)
- Giải hạng năm (Liga Gimel)
Cúp Quốc gia
Hệ thống Cúp Quốc gia của Israel cũng hoạt động tương tự như bóng đá Anh bao gồm State Cup (tương tự FA Cup) và Toto Cup (tương tự League Cup). Đội vô địch State Cup sẽ giành vé dự cúp châu Âu, còn đội vô địch Toto Cup không thể tham dự đấu trường châu Âu.
Vì sao Israel chuyển liên đoàn?
Vào năm 1954, Israel là thành viên của AFC nhưng rất nhiều thành viên đã tẩy chay quốc gia này, chủ yếu đến từ các nước thuộc khối Ả Rập và Hồi giáo. Thậm chí, đội tuyển quốc gia Israel lọt đến tận vào vòng play-off vòng loại World Cup 1958 mà không phải thi đấu bất kỳ trận nào do các đối thủ của họ là Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Sudan xin rút lui vì không muốn thi đấu với họ.
Ngay cả 4 lần tham dự vòng chung kết Asian Cup của Israel từ 1956 đến 1968 cũng đều không có sự tham gia của bất kỳ đội tuyển nào thuộc khối Ả Rập. Chức vô địch Asian Cup 1964 của Israel cũng bị lu mờ bởi có đến 11 quốc gia trong 16 đội dự kiến tham dự đã rút lui. Làn sóng tẩy chay Israel còn mạnh mẽ hơn vào năm 1974 trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Ả Rập ngày càng tăng và tinh thần đoàn kết với người Palestine. Điều đó buộc AFC phải trục xuất Israel ra khỏi liên đoàn do Kuwait khởi xướng.
Việc Israel bị khai trừ khỏi AFC diễn ra ngay thời điểm sự thù địch giữa các nước trong khu vực và Israel tăng lên đáng kể. Israel phát động cuộc chiến để giành lấy khu Bờ Tây, Jerusalem, Cao nguyên Golan của Syria và bán đảo Sinai của Ai Cập vào năm 1967. Cùng với đó là Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ tư) khi Ai Cập và Syria đứng ra chống lại Israel để giành lại vùng lãnh thổ bị chiếm.
Trong thời gian không trực thuộc Liên đoàn châu lục hoặc khu vực nào chính thức suốt 20 năm, bóng đá Israel tham dự vòng loại World Cup 1982 khu vực châu Âu, vòng loại World Cup 1986 và 1990 ở khu vực châu Đại Dương. Đến năm 1991, các CLB của Israel được phép tham dự giải đấu cấp CLB của UEFA và cũng chính thức được tham dự các giải đấu này khi trở thành thành viên chính thức vào năm 1994.
Vì vậy, yếu tố lịch sử phức tạp của quốc gia Vùng Vịnh này cũng như việc các nước Ả Rập và Hồi giáo gây sức ép mãnh liệt buộc Israel phải chuyển liên đoàn. Thậm chí, khi được hỏi về khả năng trở lại với AFC, ông Shlomi Barzel – phát ngôn viên của IFA nói rằng: “Không. Bởi chúng tôi đang ở châu Âu”.
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu sơ nét về nền bóng đá Israel như thế nào? Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!