Nền bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?

Nền bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?

Myanmar là một trong những quốc gia được người hâm mộ bóng đá Việt Nam biết đến nhiều qua không ít lần đối đầu tại đấu trường khu vực. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu rõ hơn về nền bóng đá Myanmar qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Sơ nét về đội tuyển bóng đá Myanmar

Miến Điện là tên gọi cũ của Myanmar trước khi được đổi tên vào năm 1989. Những di sản, thành tựu và cũng như thời kỳ vàng trong lịch sử bóng đá nước này lại nằm ở thời kỳ còn được dùng với tên gọi cũ Miến Điện. Thành tựu lớn nhất của bóng đá Miến Điện là giành ngôi á quân Asian Cup năm 1968, tham dự kỳ Olympic 1972, 2 lần giành chức vô địch Asiad năm 1966 và 1970, 5 lần vô địch SEA Games (1965, 1967, 1969, 1971 và 1973).

Mặc dù bóng đá Miến Điện trước đây là đội bóng hàng đầu châu Á trong những năm 1960 và 1970, nhưng họ không tham dự vòng loại World Cup trong suốt thế kỷ 20. Đây được coi là một trong những yếu tố khiến bóng đá Myanmar đi xuống và tụt dốc không phanh.

Trên bảng xếp hạng FIFA, thứ hạng cao nhất từng đạt được là hạng 96 vào tháng 4/1996, thấp nhất là hạng 182 trong 2 giai đoạn tháng 8/2012 và 12/2012. Tính đến tháng 2/2024, thứ hạng của Myanmar trên bảng xếp hạng FIFA là 162.

Nền bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?

Lịch sử về đội tuyển bóng đá quốc gia Myanmar

Thời kỳ thịnh vượng nhất khi còn có tên là Miến Điện

Trận thi đấu quốc tế của đội tuyển Miến Điện là trận giao hữu gặp Hong Kong vào năm 1950, khi đó họ để thua với tỷ số 5-2. Sau đó, họ tham dự kỳ Asian Games 1954 và giành được vị trí thứ 3 chung cuộc khi đứng sau đội giành huy chương vàng là Trung Hoa Dân Quốc và huy chương bạc là Hàn Quốc. Với việc đội tuyển bóng đá Miến Điện giành huy chương tại Á Vận hội, đây cũng là đội thể thao nam đầu tiên của Miến Điện giành huy chương tại Asiad.

Đến kỳ Asiad 1966 diễn ra tại Thái Lan, Miến Điện giành huy chương vàng sau khi đánh bại Iran trong trận chung kết. Đội tuyển Miến Điện tiếp tục thể hiện màn trình diễn ấn tượng với ngôi á quân Asian Cup 1968 và giành vé dự Olympic Munich 1972. Tại Thế Vận hội, Miến Điện thắng Sudan 2-0 và chỉ để thua sát nút 0-1 trước Liên Xô và Mexico.

Ngoài thành tựu đạt được ở đấu trường châu lục, Miến Điện còn có thời kỳ thống trị bóng đá Đông Nam Á khi có 5 lần liên tiếp vô địch SEA Games từ năm 1965 đến 1973. Điều đặc biệt hơn cả chính là việc họ là đội tuyển bóng đá duy nhất của khu vực Đông Nam Á từng có 2 lần liên tiếp giành huy chương vàng tại Asiad với chiếc huy chương vàng tại kỳ đại hội năm 1970.

Thế hệ vàng của bóng đá Miến Điện đã sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng. Thế nhưng, những lý do về bất ổn chính trị khiến bóng đá Miến Điện không còn phát triển, thậm chí là suy giảm trầm trọng khi không còn giữ được vị thế của đội bóng hàng đầu châu Á.

Thời kỳ hiện đại khi đổi tên nước thành Myanmar

Dưới thời cai trị của nhà lãnh đạo Ne Win, bóng đá Miến Điện đã phải chịu nhiều ảnh hưởng không nhỏ khi thiếu kinh phí và cơ sở hạ tầng kém khiến nhiều cầu thủ không có điều kiện ra nước ngoài thi đấu, dẫn đến việc giải nghệ. Đến năm 1989, Miến Điện được đổi tên nước thành Myanmar và cũng kể từ đó, bóng đá Myanmar cũng có những thay đổi lớn.

Ngay trong thời điểm này, trình độ của các nước trong khu vực Đông Nam Á đã vượt hẳn so với Myanmar, thậm chí là còn nhiều hơn thế trước sự trỗi dậy của những nền bóng đá Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Điều đó khiến việc trở lại với thời kỳ vàng của bóng đá Myanmar càng trở nên xa vời hơn.

Nền bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?
Bóng đá Myanmar từng là một thế lực của bóng đá châu Á (Ảnh: Tư liệu)

Đội tuyển Myanmar giờ ra sao?

Phải đến tận World Cup 2010, Myanmar mới tham dự kỳ vòng loại World Cup đầu tiên trong lịch sử. Họ bị cấm tham dự vòng loại World Cup 2006 do xin bỏ cuộc trước trận đấu gặp Iran tại vòng loại World Cup 2002.

Cũng kể từ thời điểm đổi tên nước thành Myanmar, đội tuyển bóng đá nước này chưa bao giờ vượt qua vòng loại Asian Cup cũng như World Cup. Còn tại đấu trường AFF Cup, Myanmar cũng chỉ có đúng 2 lần vượt qua được vòng bảng vào các năm 2004 và 2016. Tại SEA Games, Myanmar có 2 lần giành huy chương bạc ở cấp độ U23 tại các kỳ SEA Games 2007 và 2015.

Giai đoạn được xem là thành công nhất của bóng đá Myanmar trong thế kỷ 21 chính là đội tuyển U20 quốc gia của nước này giành vé dự FIFA U20 World Cup 2015. Tấm vé dự giải World Cup đầu tiên trong lịch sử bóng đá Myanmar nhờ vào thành tích họ lọt vào đến bán kết giải U19 châu Á 2014. Tại giải đấu lớn nhất hành tinh dành cho cấp độ U20, đội tuyển U20 Myanmar toàn thua cả 3 trận trước Mỹ, Ukraine và chủ nhà New Zealand.

Những tưởng thế hệ cầu thủ Myanmar bước ra từ lứa U20 của năm 2015 sẽ giúp bóng đá nước này khởi sắc hơn, nhưng mọi thứ lại trở về với sự hỗn loạn khi đất nước này phải chịu ảnh hưởng từ cuộc đảo chính diễn ra từ năm 2021 kéo dài cho đến tận ngày nay.

Nền bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?

Bóng đá Myanmar có gì đặc biệt?

Nền bóng đá Miến Điện từ rất sớm vào khoảng những năm 1880 khi được thực dân Anh du nhập vào khi nhà thám hiểm James George Scott tổ chức trận bóng đá giữa người Anh và người Miến Điện ở thị trấn Lanmadaw. Bóng đá trở nên phổ biến tại nơi này vào những năm 1920 và được truyền bá rộng rãi khắp khu vực Đông Á. Thậm chí, những cuốn sách về bóng đá đầu tiên cũng được viết bởi U Kyaw Din (người Miến Điện) và cũng được quảng bá rộng rãi tại Nhật Bản. Sau này, ông cũng trở thành thành viên của Đại sảnh Danh vọng Bóng đá Nhật Bản vào năm 2007 sau khi ông qua đời.

Điều đặc biệt hơn nữa là chính Miến Điện cũng được ghi nhận có trận bóng đá nữ đầu tiên trên thế giới diễn ra vào tháng 9/2026 nhằm gây quỹ từ thiện.

Mặc dù là quốc gia được ghi nhận những dấu mốc quan trọng của lịch sử bóng đá thế giới, nhưng hệ thống giải vô địch quốc gia Myanmar cũng chứng kiến nhiều sự thay đổi. Không có nhiều tài liệu để lượt lại lịch sử sơ khai của giải VĐQG nhưng theo cơ quan Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation (RSSSF), giải Miến Điện ra đời vào năm 1947 với tên gọi là Rangoon League Championship, sau đó là những giải được chia nhỏ theo Liên bang và khu vực.

Đến năm 1996, giải Ngoại hạng Myanmar được thành lập. Khi đó, giải được tổ chức với sự tham gia đến từ các đội bóng ở thủ đô Yangon và những CLB được chính phủ điều hành, mặc dù các CLB tư nhân được phép tham dự giải nhưng không gây được sức hút và không có nhiều khán giả đón theo dõi. Từ năm 2009 đến nay, giải Myanmar National League và cũng được công nhận là giải đấu chuyên nghiệp của bóng đá Myanmar.

Vừa rồi, BLV Vĩnh Toàn giúp bạn tìm hiểu về nền bóng đá Myanmar. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *