Nền bóng đá Mông Cổ như thế nào?
Trước đây, Mông Cổ đã từng là một đế quốc chinh phạt nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng hiện tại, Mông Cổ chỉ còn là quốc gia có quy mô dân số trên 3,2 triệu người sinh sống trên vùng lãnh thổ có diện tích trên 1,5 triệu km2. Để biết rõ hơn về nền bóng đá Mông Cổ như thế nào, hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu qua phần nội dung sau đây.
Giới thiệu vài nét về bóng đá Mông Cổ
Liên đoàn bóng đá Mông Cổ (MFF) được thành lập vào năm 1959 nhưng không hoạt động từ năm 1960 đến 1998 khi đội tuyển không có trận thi đấu quốc tế nào. Trận bóng duy nhất trong thời gian đầu tiên bóng đá được hình thành tại đây là trận gặp đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi đó họ để thua 1-3 tại Hà Nội vào ngày 3/10/1960.
Đến năm 1998, Mông Cổ trở thành thành viên của FIFA và tham dự giải đấu quốc tế đầu tiên chính là Asian Games 1998. Thế nhưng họ để thua rất đậm trước Kuwait 0-11 và Uzbekistan 0-15. Cho đến nay, chiến thắng đậm nhất của Mông Cổ là trước Quần đảo Bắc Mariana 9-0 vào tháng 9/2018.
Đội tuyển bóng đá Mông Cổ có biệt danh là “Sói xanh”. Đây là biểu tượng của người Mông Cổ và nó bắt nguồn từ truyền thuyết sói xanh. Sân nhà và cũng là sân bóng được sử dụng nhiều nhất tại Mông Cổ chính là SVĐ Trung tâm Bóng đá MFF có sức chứa 5.000 khán giả có tọa lạc tại thủ đô Ulaanbaatar, bề mặt cỏ là cỏ nhân tạo.
Bóng đá Mông Cổ giờ ra sao?
Trên bảng xếp hạng FIFA, Mông Cổ có vị trí cao nhất là 160 vào tháng 8/2011, thấp nhất là vị trí thứ 205 vào tháng 7/2015. Đây được xem là một trong những đội bóng thuộc loại trung bình yếu của bóng đá châu Á.
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của FIFA, Mông Cổ tham dự đầy đủ vòng loại của các giải đấu lớn, ngoại trừ vòng loại Asian Cup 2007 và vòng loại cúp bóng đá Đông Á năm 2013.
Cầu thủ nổi tiếng nhất bóng đá Mông Cổ
Tiền vệ Tsend-Ayuush Khurelbaatar được xem là cầu thủ nổi tiếng nhất của bóng đá Mông Cổ khi là người có số lần khoác áo cho đội tuyển quốc gia nhiều nhất với 41 lần. Trong khi đó, tiền đạo Nyam-Osor Naranbold và hậu vệ Lumbengarav Donorov cùng ghi được 8 bàn thắng trong màu áo ĐTQG Mông Cổ.
Trong thành phần đội tuyển Mông Cổ cũng không có bất kỳ cầu thủ nào xuất ngoại thi đấu, toàn bộ thành viên của đội tuyển đều thi đấu ở trong nước. Ngoài ra, nhiều cầu thủ Mông Cổ có tên khá dài cũng khiến người hâm mộ cũng thật sự rất khó đọc, huống gì là nhớ đến.
Thành tích nổi bật của bóng đá Mông Cổ
Đội tuyển bóng đá Mông Cổ chưa bao giờ tham dự vòng chung kết World Cup và cả Asian Cup. Ở những giải đấu nhỏ, họ cũng tham dự AFC Solidarity Cup 2016 nhưng bị loại ngay từ vòng bảng.
Còn tại Cúp bóng đá Đông Á, Mông Cổ cũng chưa bao giờ góp mặt tại vòng chung kết. Thành tích nổi bật nhất tại giải đấu này cũng chỉ là lọt vào vòng 2 vào năm 2019.
Như vậy bạn đã biết được vài thông tin về nền bóng đá Mông Cổ như thế nào rồi đúng không nào? Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!