“Nhà báo Long Trần” là ai?

“Nhà báo Long Trần” là ai?

Trong những ngày mà đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam thi đấu tại World Cup 2023, nhân vật “nhà báo Long Trần” xuất hiện trên các trang mạng xã hội bằng những bài đăng câu view bẩn gây phản cảm. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu chi tiết về “nhà báo Long Trần” qua phần nội dung sau đây của bài viết.

“Nhà báo Long Trần” là ai?

“Nhà báo Long Trần” hay còn có những tên gọi biến thể khác là Long Tran, Trần Long, Bình Long, Trần Bình Long,… Đây là nhân vật không có nguồn gốc rõ ràng, không có nguồn xác định danh tính cũng như đơn vị công tác.

Nguồn cơn cho sự ra đời của nhân vật này chính là ở các fanpage Facebook gắn tên cầu thủ, HLV hay các đội bóng nổi tiếng. Nội dung mà các fanpage này đăng tải thường là nội dung gây sốc, phản cảm để câu tương tác. Các fanpage này hầu hết đều có đính kèm với một đường dẫn đến trang “rác” có tên miền nước ngoài, tên web thường là tên có những cụm ký tự lạ không có nhiều liên quan, hoặc tên miền có đuôi là .xyz, .app,…

Các nhân vật “nhà báo” cũng được các fanpage giả danh cầu thủ, HLV dựng lên để mang đến những câu chuyện bịa đặt như thật. Những kẻ bất chấp thủ đoạn để câu like thường đăng ảnh của cầu thủ hoặc HLV rồi bịa ra lời phát biểu của một “chuyên gia” nào đó. Sau đó những cầu thủ và HLV được đăng ảnh sẽ được gắn thêm cả câu phản biện ngược lại ý kiến được bịa đặt trước đó.

“Nhà báo Long Trần” là ai?
Thực tế chẳng có ai tên là “nhà báo Long Trần” hay Long Tran, Trần Long, Bình Long, Trần Bình Long

Câu chuyện này được lan truyền rộng rãi và những cổ động viên bóng đá Việt Nam vốn dĩ hay dùng mạng xã hội đã chia sẻ rộng rãi để bàn tán, chia sẻ thêm quan điểm vào. Ngay cả những người trong câu chuyện được bịa đặt đó thậm chí còn không hề hay biết. Trong cuộc hành trình tại World Cup nữ 2023, các cô gái của đội tuyển nữ Việt Nam tập trung cho giải đấu. Cho đến khi họ về nước, họ có thời gian nghỉ ngơi lên mạng xã hội thì mới phát hiện ra những trang mạng đã đăng tải hình ảnh của chính mình bị gắn với những câu phát biểu bịa đặt.

Không chỉ dừng ở câu chuyện của đội tuyển nữ Việt Nam và HLV Mai Đức Chung, ngay cả những tổ chức cũng là đối tượng để kẻ xấu lợi dụng giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo. Trung tâm bóng đá cộng đồng của huấn luyện viên Park Hang-seo dù chưa được mở bao lâu nhưng lại có đối tượng mạo danh, những kẻ lừa đảo lợi dụng lỗ hỏng trong việc trung tâm này vẫn chưa xin xác minh trang Facebook bằng tích xanh.

Vì sao tin giả xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội?

Những tin giả trên mạng xã hội có tần suất lớn hơn so với những nguồn thông tin chính thống. ngày nay, có rất nhiều trang mạng xã hội ra đời và phát triển mạnh như Facebook, Twitter, Instagram, Youtube,… Sở dĩ tin giả xuất hiện nhiều cũng bởi tính tiện dụng của mạng xã hội cho nên những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội được đưa lên nhanh chóng khi chưa có sự kiểm chứng.

Khi mạng xã hội trở thành công cụ để nội dung xấu độc phát tán thì tốc độ lan truyền của những thông tin này cũng được đưa lên nhanh chóng mặt. Đây cũng được xem là phương tiện nguy hiểm nhất bởi nó không giới hạn phạm vi, giới hạn về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý gây ảnh hưởng đến diện rộng.

Cùng với đó, tâm lý của người dùng muốn có được thông tin nhanh nhất và động cơ gần như là duy nhất của họ chính là tin của họ được nhiều like, nhiều view nhất có thể. Nguồn tin đó khi được xác thực thì lại hoàn toàn không chính xác và đó là tin giả. Cũng có một số thành phần đăng tin giả với mục đích trục lợi, dắt mũi, định hướng dư luận.

“Nhà báo Long Trần” là ai?
Cần phải có sự chung tay của cộng đồng người dùng mới có thể hạn chế nạn tin giả xuất hiện tràn lan

Đặc điểm nhận dạng những tin giả trên Facebook

Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra lại nguồn tin bắt nguồn từ đâu, nếu đến từ một người lạ hoặc từ một trang tin tổng hợp không rõ nguồn gốc thì phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ. Đối với các trang web, tên miền thường được đặt không rõ ràng, thường có đuôi tên miền có giá rẻ là .xyz, .online,…. Còn đối với các trang mạng xã hội, để tránh được tình trạng tin giả xuất hiện tràn lan, người dùng chỉ nên xem tin tức từ những fanpage của các cơ quan, báo chí chính thống có tích xanh.

Một điều nữa bạn đọc cần phải hết sức chú ý chính là nội dung thông tin, tin giả thường có nội dung không bố cục rõ ràng, sai chính tả, hình ảnh, video bị chỉnh sửa nhiều. Cùng với đó, bạn đọc cũng cần phải đối chiếu nội dung của những bài chính thống để tìm hiểu sự thật về nguồn tin đó.

Việc cần thiết nhất để tránh những tin giả xuất hiện tràn lan là không được bấm nút chia sẻ bài viết, nội dung từ những fanpage không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, nếu phát hiện ra nội dung sai sự thật thì hãy gửi báo cáo đến Facebook để đội ngũ kiểm duyệt xử lý kịp thời.

Vừa rồi BLV Vĩnh Toàn giúp bạn đọc tìm hiểu những sự thật về “nhà báo Long Trần”. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

One thought on ““Nhà báo Long Trần” là ai?

  1. Bài viết rất hay, giúp mình hiểu thêm về nhà báo Long Trần và những đóng góp của anh trong ngành báo chí. Thật cảm ơn BLV Vĩnh Toàn đã chia sẻ thông tin bổ ích này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status