Bóng đá tại các kỳ Olympic có lịch sử như thế nào? Thành tích các đội tuyển ra sao?
Môn bóng đá tại các kỳ Olympic có nét đặc trưng với lịch sử sơ khai có sự khác biệt với bóng đá thế giới hiện đại cũng như thể thức U23 cộng 3 cầu thủ quá tuổi. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu xem bóng đá Olympic như thế nào qua phần nội dung sau đây của bài viết.
Lịch sử sơ khai bóng đá thời kỳ đầu của Olympic
Bóng đá Olympic thậm chí còn ra đời sớm hơn rất lâu so với cả World Cup (1930) cũng như giải đấu lâu đời nhất dành cho các đội tuyển quốc gia là Copa America (1916). Môn bóng đá được coi là một trong những môn thể thao không thể thiếu của hệ thống các môn thi đấu chính thức của Olympic.
Bóng đá được đưa vào chương trình Olympic vào năm 1900 và cũng kể từ đó đến nay, môn thể thao này là một phần không thể thiếu của Thế vận hội bên cạnh những môn bắt buộc như điền kinh, xe đạp, bơi lội, thể dục dụng cụ, đấu kiếm,…. Dù Thế vận hội 1900 và 1904 là các sự kiện Olympic chính thức cùng Thế vận hội năm 1906, nhưng FIFA và cả IOC đều không công nhận. Ở giải đấu đầu tiên năm 1900, CLB bóng đá nghiệp dự Upton Park FC (đại diện cho Vương quốc Anh) giành Huy chương vàng. Sau đó 4 năm, Galt FC (Canada) giành chức vô địch. Đây cũng là 2 kỳ Thế vận hội chính thức mà các CLB bóng đá đại diện cho quốc gia đó tham gia tranh tài.
Từ năm 1908 đến 1964, môn bóng đá nam của Olympic chỉ cho phép đội tuyển nghiệp dư quốc gia tham dự và cấm các cầu thủ chuyên nghiệp (ngoại trừ các nước thuộc khối phía Đông). Trong thời gian từ năm 1908 đến trước năm 1930, Vương quốc Anh là những người thống trị giải đấu và sau đó đến những năm 1920 là sự thống trị của Uruguay. Vào năm 1928, khi Uruguay giành Huy chương vàng tại Olympic, bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất tại sự kiện Amsterdam 1928.
Tất cả sau những kỳ Olympic đó, FIFA cho rằng phong trào Olympic đã ngăn cản cơ hội cho các quốc gia cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng vì Olympic chỉ cho các cầu thủ nghiệp dư thi đấu, không đại diện cho sức mạnh thật sự trong những trận thi đấu quốc tế. Điều này là manh nha cho sự ra đời của FIFA World Cup (giải bóng đá lớn nhất hành tinh) vào năm 1930. Với việc cố chủ tịch FIFA Jules Rimet đề xuất giải đấu này vào năm 1929, môn bóng đá đã bị loại khỏi chương trình thi đấu của Olympic Los Angeles 1932. Nhưng đến năm 1936, bóng đá trở lại tại Thế vận hội Berlin 1936.
Khi hai giải đấu FIFA World Cup và Olympic diễn ra, khoảng cách giữa các cầu thủ chuyên nghiệp và nghiệp dư ngày càng lớn. Thể thức thi đấu của Olympic cũng có lợi cho các quốc gia Khối Xô Viết ở Đông Âu khi họ vẫn giữ nguyên cả đội hình của đội tuyển quốc gia tranh tài. Điều này khiến cho các cầu thủ nghiệp dư của Tây Âu gặp nhiều bất lợi về thành tích. Kết quả là từ Olympic 1948 đến 1980, Liên Xô và các nước đồng minh hầu hết đều giành Huy chương, với 23 trong tổng số 28 Huy chương đều trao cho các quốc gia ở Đông Âu. Chỉ có Thụy Điển (Vàng 1948, Đồng 1952), Đan Mạch (Đồng 1948, Bạc 1960) và Nhật Bản (Đồng 1968) là phá vỡ sự thống trị của các quốc gia đó.
Riêng ở 2 kỳ Olympic 1984 và 1988, thể thức thi đấu của Olympic có sự thay đổi lớn khi IOC cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp được tham dự. Mặc dù vậy, FIFA vẫn không công nhận là giải đấu chính thức và cạnh tranh với FIFA World Cup. Olympic Los Angeles 1984 cũng là kỳ Olympic cho phép đội tuyển quốc gia được thi đấu (trừ UEFA và CONMEBOL) và các cầu thủ chưa từng dự World Cup trước đó tham dự. Đến kỳ Olympic Seoul 1988, có thêm một điều khoản bổ sung là các cầu thủ châu Âu và Nam Mỹ thi đấu ít hơn 90 phút tại World Cup trong 1 trận duy nhất của World Cup đủ điều kiện tham dự.
Từ năm 1992 trở về hiện đại, luật lệ đã có sự thay đổi lớn khi giới hạn các cầu thủ thuộc lứa tuổi 23 trở xuống. Kể từ Olympic Atlanta 1996, các cầu thủ dưới 23 tuổi cộng thêm 3 cầu thủ quá tuổi đủ điều kiện tham dự. Do có sự chênh lệch cũng như độ tuổi về thế hệ cầu thủ có thay đổi, các đội thường khó có thể giữ được vị thế như World Cup.
Tính đến hết Olympic Paris 2024, Vương quốc Anh và Hungary là các đội có số lần giành Huy chương vàng nhiều nhất với tổng cộng 3 lần.
Sự vắng mặt của đội tuyển Vương quốc Anh ở các kỳ Olympic
Đội tuyển bóng đá Vương quốc Anh không tham dự các kỳ Olympic hiện đại do không có cơ quan quản lý của riêng quốc gia này mà chỉ có Liên đoàn bóng đá của 4 quốc gia riêng biệt của Vương quốc Anh (Anh, Bắc Ireland, Scotland và Xứ Wales).
Mặc dù vậy, đội tuyển Olympic Vương quốc Anh vẫn tham dự khi chỉ có Hiệp hội bóng đá Anh (FA) phối hợp cùng Hiệp hội Olympic Anh (BOA) tham dự các kỳ Thế vận hội cho đến năm 1972. Đến năm 1974, FA đã xóa bỏ sự phân biệt giữa “nghiệp dư” và “chuyên nghiệp” để rồi không tham dự Olympic từ năm 1976. Bất chấp việc FIFA đã cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp tham dự từ Olympic 1984, nhưng đội tuyển Olympic Anh không tham dự cho các quốc gia của Vương quốc Anh lo ngại về một đội tuyển thống nhất có thể khiến FIFA đặt nghi vấn về vị thế của họ trên trường quốc tế.
Mãi cho đến kỳ Olympic London 2012 do nước Anh đăng cai, đội tuyển Olympic Anh được góp mặt tại sân chơi Thế vận hội nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tái thành lập một đội tuyển thống nhất. Khi Hiệp hội bóng đá của 4 nước thống nhất về kế hoạch của FA, đội tuyển Olympic Anh tham dự nhưng chỉ có các cầu thủ Anh và Xứ Wales tham gia thi đấu, còn đội tuyển bóng đá nữ Vương quốc Anh chỉ gồm các cầu thủ Anh và Scotland.
Kể từ sau Olympic 2012, đội tuyển bóng đá nam của Vương quốc Anh không tham gia thêm tại các kỳ Olympic nhưng đội tuyển nữ vẫn thi đấu. Ngay tại kỳ Olympic Tokyo 2020, chỉ có đội tuyển nữ góp mặt do họ có thành tích thi đấu xuất sắc tại World Cup nữ 2019 (được coi là vòng loại Olympic khu vực châu Âu).
Lịch sử Olympic bóng đá nữ
Bóng đá nữ Olympic xuất hiện lần đầu vào năm 1996 tại kỳ Thế vận hội Atlanta. Khác với môn bóng đá nam, bóng đá nữ tại Olympic vẫn cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp thi đấu và các đội tham dự đều là đội tuyển quốc gia nữ. Môn bóng đá nữ Olympic được coi là một sân chơi chất lượng thứ 2 của bóng đá nữ sau World Cup.
Một sự khác biệt với bóng đá nam nữa là các trận thi đấu của môn bóng đá nữ được tính vào trong lịch thi đấu của FIFA. Tính đến hết Olympic Paris 2024, Mỹ là đội có thành tích tốt nhất và cũng là đội tuyển nắm giữ kỷ lục về số lần giành Huy chương vàng ở cả nam và nữ với 5 chiếc Huy chương vàng (1996, 2004, 2008, 2012, 2024).
Thành tích của các đội tuyển bóng đá tại Olympic
Thành tích của các đội tuyển bóng đá nam tại Olympic
Đội | Huy chương vàng | Huy chương bạc | Huy chương đồng | Hạng 4 | Số lần giành Huy chương |
Hungary | 3 (1952, 1964, 1968) | 1 (1972) | 1 (1960) | 5 | |
Vương quốc Anh | 3 (1900, 1908, 1912) | 1 (1948) | 3 | ||
Brazil | 2 (2016, 2020) | 3 (1984, 1988, 2012) | 2 (1996, 2008) | 1 (1976) | 7 |
Tây Ban Nha | 2 (1992, 2024) | 3 (1920, 2000, 2020) | 5 | ||
Argentina | 2 (2004, 2008) | 2 (1928, 1996) | 4 | ||
Liên Xô | 2 (1956, 1988) | 3 (1972, 1976, 1980) | 5 | ||
Uruguay | 2 (1924, 1928) | 2 | |||
Nam Tư | 1 (1960) | 3 (1948, 1952, 1956) | 1 (1984) | 1 (1980) | 5 |
Ba Lan | 1 (1972) | 2 (1976, 1992) | 1 (1936) | 3 | |
Pháp | 1 (1984) | 2 (1900, 2024) | 3 | ||
Đông Đức | 1 (1976) | 1 (1980) | 1 (1972) | 3 | |
Nigeria | 1 (1996) | 1 (2008) | 1 (2016) | 3 | |
Tiệp Khắc | 1 (1980) | 1 (1964) | 2 | ||
Italy | 1 (1936) | 2 (1928, 2004) | 4 (1920, 1960, 1984, 1988) | 3 | |
Thụy Điển | 1 (1948) | 2 (1924, 1952) | 1 (1908) | 3 | |
Mexico | 1 (2012) | 1 (2020) | 1 (1968) | 2 | |
Bỉ | 1 (1920) | 1 (1900) | 1 (2008) | 2 | |
Canada | 1 (1904) | 1 | |||
Cameroon | 1 (2000) | 1 | |||
Đan Mạch | 3 (1908, 1912, 1960) | 1 (1948) | 4 | ||
Mỹ | 1 (1904) | 1 (1904) | 1 (2000) | 2 | |
Bulgaria | 1 (1968) | 1 (1956) | 2 | ||
Đức | 1 (2016) | 1 (1952) | 1 | ||
Thụy Sĩ | 1 (1924) | 1 | |||
Áo | 1 (1936) | 1 | |||
Paraguay | 1 (2004) | 1 | |||
Hà Lan | 3 (1908, 1912, 1920) | 1 (1924) | 3 | ||
Nhật Bản | 1 (1968) | 2 (2012, 2020) | 1 | ||
Na Uy | 1 (1936) | 1 | |||
Đoàn Thể thao Đức thống nhất | 1 (1964) | 1 | |||
Tây Đức | 1 (1988) | 1 | |||
Ghana | 1 (1992) | 1 | |||
Chile | 1 (2000) | 1 | |||
Hàn Quốc | 1 (2012) | 1 | |||
Morocco | 1 (2024) | 1 | |||
Ai Cập | 3 (1928, 1964, 2024) | 0 | |||
Phần Lan | 1 (1912) | 0 | |||
Ấn Độ | 1 (1956) | 0 | |||
Australia | 1 (1992) | 0 | |||
Bồ Đào Nha | 1 (1996) | 0 | |||
Iraq | 1 (2004) | 0 | |||
Honduras | 1 (2016) | 0 |
Thành tích của các đội tuyển bóng đá nữ tại Olympic
Đội | Huy chương vàng | Huy chương bạc | Huy chương đồng | Hạng 4 | Số lần giành Huy chương |
Mỹ | 5 (1996, 2004, 2008, 2012, 2024) | 1 (2000) | 1 (2020) | 7 | |
Đức | 1 (2016) | 4 (2000, 2004, 2008, 2024) | 5 | ||
Canada | 1 (2020) | 2 (2012, 2016) | 3 | ||
Na Uy | 1 (2000) | 1 (1996) | 2 | ||
Brazil | 3 (2004, 2008, 2024) | 3 (1996, 2000, 2016) | 3 | ||
Thụy Điển | 2 (2016, 2020) | 1 (2004) | 2 | ||
Nhật Bản | 1 (2012) | 1 (2008) | 1 | ||
Trung Quốc | 1 (1996) | 1 | |||
Australia | 1 (2020) | 0 | |||
Pháp | 1 (2012) | 0 | |||
Tây Ban Nha | 1 (2024) | 0 |
Vừa rồi, BLV Vĩnh Toàn giúp bạn tìm hiểu về môn bóng đá của các kỳ Thế vận hội. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!