Tất tần tật về đội tuyển bóng đá Palestine

Tất tần tật về đội tuyển bóng đá Palestine

Đội tuyển bóng đá Palestine được đánh giá là một trong những đội bóng tầm khá của bóng đá châu Á bất chấp những vấn đề về chính trị. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu rõ hơn về nền bóng đá Palestine cũng như đội tuyển bóng đá nước này qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Sơ nét về đội tuyển bóng đá Palestine

Ban đầu, Liên đoàn bóng đá Ủy thác Palestine được thành lập vào năm 1928 nhưng lịch sử chỉ ghi nhận những cầu thủ Do Thái thi đấu vào những năm 1934 đến 1940. Đến tận năm 1953, những cầu thủ Ả Rập mới có trận thi đấu đầu tiên cho đội tuyển Palestine. Mãi cho đến năm 1998, Palestine được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) công nhận sau khi nhà nước được thành lập. Biệt danh của đội tuyển bóng đá Palestine là “Những chú sư tử Canaan”.

Tất tần tật về đội tuyển bóng đá Palestine
Logo của LĐBĐ Palestine

Khởi đầu của bóng đá Palestine

Người đứng đầu tổ chức thể thao quốc tế của người Do Thái (Maccabi) là Yosef Yekutieli muốn đăng ký cho hiệp hội của Maccabi trở thành thành viên của FIFA vào đầu năm 1925 nhưng đã bị từ chối. Sau đó, ông Yekutieli quyết định thành lập Liên đoàn bóng đá Palestine (PFA) và các quan chức Maccabi buộc phải có sự tham gia của các đội Ả Rập.

FIFA chấp nhận cho PFA vào ngày 17/5/1929 và các đội bóng Ả Rập được thi đấu với sự chấp thuận từ PFA. Mặc dù vậy, chỉ 11 trong 69 đội bóng của PFA có người Ả Rập và phần còn lại chủ yếu là người Do Thái. Sau đó đến năm 1931, Liên đoàn thể thao Palestine Ả Rập (APSF) được thành lập vì họ cho rằng PFA không đại diện cho người Ả Rập. Tuy nhiên tổ chức này cũng tan rã vào những năm cuối thập niên 1930.

Mãi đến năm 1953, đội tuyển bóng đá Palestine mới có trận thi đấu chính thức đầu tiên với trận thua 1-8 trước Ai Cập. Trong những năm tiếp theo, Palestine chỉ tham dự các giải đấu không trực thuộc quản lý của FIFA khi đó như Cúp Ả Rập và Đại hội thể thao Ả Rập nhưng không gặt hái nhiều thành công.

Được quốc tế công nhận

Vào tháng 5/1995, PFA trở thành thành viên lâm thời của FIFA và sau đó trở thành thành viên chính thức vào ngày 8/6/1998 sau nhiều nỗ lực đấu tranh từ năm 1946. Vòng loại Cúp Ả Rập 1998 cũng là giải đấu đầu tiên Palestine chính thức trở thành một thành viên của FIFA. Cũng kể từ đó, đội tuyển Palestine cũng thường xuyên tham dự vòng loại Asian Cup và World Cup.

Vào năm 2008, Palestine được FIFA hỗ trợ bởi dự án Goal và từ đó PFA mới có thể xây dựng SVĐ Quốc tế Faisal Al-Husseini. Trận đấu quốc tế đầu tiên Palestine được chơi trên sân nhà là vào ngày 26/10/2008, khi đó họ có trận hòa 1-1 trước Jordan trước sự chứng kiến của 7.000 cổ động viên có mặt trên khán đài.

Tai Vòng loại thứ nhất World Cup 2010 khu vực châu Á, chứng kiến một sự cố với nền bóng đá Palestine khi họ chỉ thi đấu đúng 1 trận duy nhất, đó là trận thua 0-4 trước Singapore. Trận lượt về không thể diễn ra do đội tuyển Palestine bị cấm bay, sau đó FIFA từ chối sắp lịch thi đấu lại và bị xử thua 0-3.

Tất tần tật về đội tuyển bóng đá Palestine
Đội tuyển Palestine 3 lần dự Asian Cup

Thường xuyên tham dự Asian Cup

Giải đấu mang lại những thành công ban đầu cho bóng đá Palestine chính là AFC Challenge Cup. Ngay trong giải đấu đầu tiên diễn ra vào năm 2006, Palestine có chiến thắng đậm nhất lịch sử khi đánh bại Guam đến 11-0.

Đến giải AFC Challenge Cup 2014, đội tuyển Palestine giành chức vô địch vói 4 chiến thắng, 1 trận hòa và không để thủng lưới bàn nào. Qua đó, đoạt vé tham dự AFC Asian Cup lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 2015. Tính đến Asian Cup 2023, đây cũng là lần thứ 3 Palestine tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất châu Á. Tuy nhiên trong 2 lần dự Asian Cup trước đây, Palestine đều không vượt qua vòng bảng.

Những vấn đề xung đột với Israel

Những xung đột với Israel về chính trị khiến bóng đá Palestine gặp nhiều khó khăn trong việc tập luyện và thi đấu. Họ bị hạn chế đi lại bởi Israel đặt ra với người dân ở khu Bờ Tây và Dải Gaza, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn trong việc xin thị thực xuất cảnh từ Israel. Đa số các thành viên trong đội tuyển Palestine đều là những cầu thủ hải ngoại từ những quốc gia như Chile và Mỹ.

Điển hình là tại vòng loại Asian Cup 2007, tất cả các thành viên của đội tuyển Palestine ở khu Bờ Tây và Dải Gaza đều bị từ chối cấp thị thực xuất cảnh. Chính vì vậy trận đấu ở lượt trận cuối gặp Singapore cũng bị hủy bỏ do cả hai đội đều bị loại từ trước đó. Tại vòng loại World Cup 2010, những vấn đề cũng xảy ra tương tự trong trận gặp Singapore. AFC và FIFA quyết định không lên lịch thi đấu lại bất chấp phản đối từ PFA và họ bị xử thua 0-3 trong trận lượt về.

Hai cầu thủ Mohammed Samara và Majed Abusidu bị từ chối nhập cảnh ở Bờ Tây và không thể trở lại cùng đội tuyển từ Thái Lan sau trận đấu tại vòng loại Asian Cup 2011. Cầu thủ Ayman Alkurd, Shadi Sbakh và Wajeh Moshtahe thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza. Một thành viên khác của đội tuyển Palestine là Mahmoud Sarsak bị giam cầm 3 năm tù mà không rõ lý do.

Tất tần tật về đội tuyển bóng đá Palestine
Đội tuyển Palestine gặp nhiều khó khăn bởi yếu tố chính trị (Ảnh: AFC)

Đến lượt cầu thủ Sameh Maraaba cũng bị bắt sau khi cùng đội tuyển trải qua đợt tập huấn ở Qatar. Cầu thủ này bị cáo buộc là thành viên của tổ chức Hồi giáo Hamas khi lợi dụng tư cách của cầu thủ đội tuyển bóng đá Palestine để làm người đưa thư cho tổ chức này. Sân vận động quốc gia Palestine cũng bị phá hủy bởi những cuộc xung đột quân sự với Israel vào năm 2006. Mãi đến năm 2019, sân vận động được FIFA sửa chữa.

Đến tháng 10/2023, đội tuyển Palestine rút lui khỏi giải bóng đá Merdeka Cup tại Malaysia vì xung đột giữa Israel và nhóm Hồi giáo Hamas 2023. Quyết định rút lui được đưa ra khi giải đấu chỉ còn 3 ngày nữa là khởi tranh.

Hệ thống các giải bóng đá Palestine

Hệ thống các giải bóng đá của Palestine có sự khác biệt lớn so với phần còn lại của thế giới khi phân chia thành 2 giải đấu riêng biệt là Bờ Tây và Dải Gaza, mỗi giải có 12 đội tranh tài. Việc hai khu vực bị tách thành 2 giải đấu riêng biệt cũng một phần do xung đột Israel-Palestine và phần lãnh thổ.

Giải vô địch quốc gia Palestine bị gián đoạn liên tục do chính trị bất ổn và một phần diện tích bị thu hẹp bởi chiến tranh. Shabab Al-Khalil SC là đội bóng giàu thành tích nhất ở khu vực Bờ Tây với 7 lần giành chức vô địch. Khadamat Rafah là đội có nhiều lần vô địch giải vô địch Dải Gaza nhất với 6 lần lên ngôi.

Vừa rồi BLV Vĩnh Toàn giúp bạn tìm hiểu về nền bóng đá Palestine. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *