Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

CHDCND Triều Tiên được biết đến là một quốc gia ẩn chứa nhiều bí mật. Vậy bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào, nhất là khi quốc gia này đóng cửa với thế giới kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Sơ nét về lịch sử bóng đá CHDCND Triều Tiên

Liên đoàn bóng đá CHDCND Triều Tiên (PRKFA) được thành lập vào năm 1945. Họ trở thành thành viên của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) vào năm 1958 và gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vào năm 1974.

Năm 1966, Triều Tiên đánh bại Italia để trở thành đội bóng châu Á đầu tiên trong lịch sử vượt qua vòng bảng World Cup. Đến năm 2010, họ có lần thứ 2 góp mặt tại World Cup nhưng đã trắng tay với 3 trận toàn thua.

Ở đấu trường châu Á, Triều Tiên có 5 lần tham dự Asian Cup. Trong đó, ở lần đầu tiên họ góp mặt tại Asian Cup vào năm 1980 với vị trí thứ 4. Những lần còn lại vào các năm 1992, 2011, 2015 và 2019 họ đều bị loại ngay từ vòng bảng. Danh hiệu lớn nhất mà Triều Tiên từng giành được là 2 chức vô địch AFC Challenge Cup 2010 và 2012.

Đội hình hiện tại của Triều Tiên bao gồm cả người Triều Tiên bản địa và người Hàn Quốc gốc Nhật. Trận bóng đầu tiên của ĐT nước này là trận gặp Miến Điện tại vòng loại Olympic 1964 với tỷ số hòa 0-0. Đến tháng 11/2019, đội tuyển Triều Tiên mới thi đấu trận quốc tế gần nhất trước khi không thi đấu quốc tế gần 4 năm nay.

Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

Hai lần dự World Cup của Triều Tiên như thế nào?

Ở kỳ World Cup đầu tiên, Triều Tiên cũng có lần đầu tiên tham dự vòng loại vào năm 1966. Họ thi đấu vòng loại ở 3 khu vực châu Phi, châu Á và châu Đại Dương để chọn ra một suất duy nhất. Do các đội tuyển khu vực châu Phi phản đối với cách phân suất dự World Cup nên toàn bộ 15 đội tuyển châu Phi đều rút lui, chỉ còn lại Triều Tiên và Australia tham dự.

Hai trận đấu gặp Australia tại vòng loại World Cup 1966 đều diễn ra tại Campuchia. Triều Tiên giành chiến thắng cả 2 lượt trận với tỷ số 6-1 và 3-1 để giành vé dự World Cup 1966. Việc Triều Tiên có mặt tại World Cup diễn ra trên đất Anh khiến họ gặp phải một rắc rối khác khi Vương quốc Anh không công nhận tính hợp pháp của chính phủ Bình Nhưỡng nên sẽ không treo cờ và hát quốc ca nước này. Mặc dù vậy, vấn đề này cũng được giải quyết một phần nào đó khi lá cờ Triều Tiên được treo cùng với các đội tuyển tham gia World Cup 1966 nhưng quốc ca không được vang lên.

Triều Tiên nằm ở bảng 4 World Cup 1966 cùng Liên Xô, Italia và Chile, đó cũng là lần đầu tiên họ thi đấu với các đội ở châu lục khác. Họ khởi đầu bằng thất bại 0-3 trước Liên Xô không quá bất ngờ, sau đó là trận hòa 1-1 trước Chile và Pak Seung-zin cũng là cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên cho bóng đá Triều Tiên tại World Cup. Ở lượt trận cuối bảng 4, Triều Tiên tạo nên cơn địa chấn khi đánh bại Italia bằng pha lập công duy nhất của Pak Doo-ik.

Chiến thắng trước đội bóng áo thiên thanh giúp Triều Tiên trở thành đội tuyển châu Á đầu tiên vượt qua vòng bảng World Cup trong lịch sử. Đối thủ của họ ở vòng tứ kết là Bồ Đào Nha. Chỉ sau 25 phút đầu trận, Triều Tiên đã ghi đến 3 bàn nhưng sự xuất sắc của Eusebio với 4 bàn thắng và bàn còn lại được ghi bởi Jose Augusto khiến câu chuyện cổ tích của họ khép lại ở vòng tứ kết.

Tại vòng loại World Cup 2010, Triều Tiên phải thi đấu ngay từ vòng 1 và đánh bại Mông Cổ với tổng tỷ số 9-2. Sau đó, họ tiến vào vòng loại thứ 3 khu vực châu Á và xếp nhì bảng 3 sau Hàn Quốc và cũng đứng sau chính đối thủ láng giềng ở vòng loại thứ 4 để đoạt vé thẳng vào World Cup 2010 tại Nam Phi.

Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

Ở vòng chung kết World Cup 2010, Triều Tiên nằm ở bảng đấu được đánh giá là “tử thần” khi đối đầu với Brazil, Bồ Đào Nha và Bờ Biển Ngà. Riêng ở trận gặp Brazil, họ chỉ để thua với tỷ số 1-2 và cầu thủ ghi bàn chính là Ji Yun-nam. Trong 2 trận còn lại, Triều Tiên đón nhận thất bại đậm đà 0-7 trước Bồ Đào Nha và 0-3 trước Bờ Biển Ngà.

Triều Tiên ở cấp độ CLB như thế nào?

Giải vô địch quốc gia Triều Tiên (DPR Korea Premier League) được chia thành 3 hạng đấu khác nhau. Sau hạng đấu cao nhất DPR Korea Premier League là những giải đấu thuộc cấp độ thấp hơn là DPR Korea Premier League 2 và 3.

Hwaebul Cup được tính là giải đấu thuộc Cúp Quốc gia, nhà vô địch giải đấu này sẽ được tham dự đấu trường AFC Cup. Trên thực tế, Triều Tiên là quốc gia khép kín ở nhiều mặt nên rất khó để đưa ra được những thông tin chi tiết về những giải đấu thuộc cấp CLB.

CLB April 25 được xem là đội bóng giàu thành tích nhất Triều Tiên ở cấp CLB với 19 lần lên ngôi ở giải VĐQG, 4 Cúp Quốc gia, giành ngôi á quân AFC Cup 2019, bán kết cúp CLB châu Á 1990-91. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn ấn tượng với CLB này khi họ từng đối đầu với Hà Nội FC ở chung kết Liên khu vực tại AFC Cup 2019. Khi đó, hai đội hòa nhau 2-2 sau 2 lượt trận nhưng April 25 giành chiến thắng nhờ luật bàn thắng sân khách.

Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

Vì sao bóng đá Triều Tiên đóng cửa với thế giới?

Tại vòng chung kết Asian Cup 2019, Triều Tiên đón nhận cả 3 trận thảm bại ở vòng bảng khi để thua Ả Rập Saudi 0-4, Qatar 0-6 và Lebanon 1-4. Ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, Triều Tiên thi đấu được 5 trận và đang tạm xếp nhì bảng H thì họ lại rút lui do đại dịch COVID-19. FIFA cũng thông báo rằng các trận tại vòng loại thứ 2 và Asian Cup 2023 đều không được tính vào bảng xếp hạng.

Lý do cho việc bóng đá Triều Tiên đóng cửa với thế giới vào thời điểm đó cũng bởi ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch COVID-19 cũng như lệnh trừng phạt của quốc tế với các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa được thấy sự xuất hiện của bóng đá Triều Tiên sau gần 4 năm ở bất kỳ cấp độ nào.

Cũng tính từ thời điểm đó, trận đấu quốc tế gần nhất của họ là trận gặp Lebanon tại vòng loại World Cup 2022 vào ngày 19/11/2019. Tính đến thời điểm bài viết được đăng tải, Triều Tiên đã có gần 4 năm không thi đấu quốc tế. Thậm chí, ở tất cả các giải bóng đá thuộc mọi cấp độ của châu Á, từ ĐTQG đến đội tuyển nữ, các đội trẻ của Triều Tiên cũng đều rút lúi. Điều này khiến AFC gặp không ít khó khăn trong việc sắp xếp lại lịch bốc thăm cho các đội tuyển khác. Nếu tính rộng ở mọi cấp độ, giải đấu gần nhất Triều Tiên góp mặt là vòng chung kết U23 châu Á 2020 diễn ra tại Thái Lan.

Thậm chí, đội tuyển bóng đá nữ Triều Tiên còn bị loại khỏi bảng xếp hạng FIFA sau khi đã không thi đấu 4 năm. Nếu đội tuyển bóng đá nam nước này tiếp tục không thi đấu đến tháng 11/2023 thì họ cũng sẽ bị loại khỏi Bảng xếp hạng FIFA dành cho các đội tuyển trên thế giới.

Bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào khi đóng băng?

Bóng đá Triều Tiên khi nào mở cửa trở lại?

Tại vòng loại World Cup 2026, đội tuyển Triều Tiên được cho là nằm ở bảng B cùng Nhật Bản, Syria và cặp thắng giữa Myanmar/Macau. Nhưng đó là khi họ vẫn chưa xác nhận rõ liệu có tham dự hay không bởi trước đó ở vòng loại giải U23 châu Á 2022, Triều Tiên vẫn có tên trong buổi bốc thăm chia bảng nhưng sau đó đã rút lui.

Ngoài ra, đoàn thể thao Triều Tiên sẽ xác nhận tham dự Asian Games 2022 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bóng đá Triều Tiên cũng có động thái trở lại sau gần 4 năm không thi đấu quốc tế ở cả môn bóng đá nam và nữ. Nhưng mọi thứ lại không thật sự rõ ràng bởi trước đó hồi đầu tháng 6/2023, Triều Tiên từng đăng ký cử 14 VĐV tranh tài ở vòng loại Olympic 2024 môn cử tạ tại Cuba và đã rút lui.

Việc Triều Tiên đăng ký tham dự ở một giải quốc tế nào đó rồi sau đó rút lui cũng không còn là điều xa lạ. Vì vậy, câu trả lời chính xác cho câu hỏi này là chúng ta vẫn chưa thể biết rằng Triều Tiên có thật sự mở cửa với bóng đá nói riêng hay thể thao nói chung.

Vừa rồi là một vài thông tin về bóng đá CHDCND Triều Tiên như thế nào? Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status