Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?

V.League là giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam, đây cũng là giải đấu mà nhiều cầu thủ sẽ phải chinh chiến để có suất được triệu tập lên đội tuyển quốc gia. Thế nhưng, không ít cổ động viên hay những người chỉ biết thoáng qua về bóng đá hoàn toàn có khái niệm mù mờ về giải đấu này.

Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu rõ hơn về Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League qua phần nội dung sau đây của bài viết.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?

V.League hay V.League 1 là giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam, đây là giải bóng đá chuyên nghiệp thuộc cấp độ cao nhất của bóng đá Việt Nam do Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. V.League ra đời vào năm 1980 với tên gọi ban đầu là giải bóng đá A1 toàn quốc.

Đến năm 2000, giải đấu được chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp từ mùa 2000-01. Năm 2012, giải đấu tiếp tục có sự thay đổi lớn khi quyền tổ chức được chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang VPF. Tính đến hiện tại, Hà Nội FC và Thể Công-Viettel là hai đội có số lần vô địch V.League nhiều nhất với tổng cộng 6 lần.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?
Logo V.League

Lịch sử hình thành và phát triển của V.League

Hệ thống bóng đá Việt Nam được hình thành vào năm 1955 với tên gọi là giải Hòa Bình, sau đó đổi tên thành giải bóng đá hạng A miền Bắc từ năm 1956. Giải đấu được chia thành 2 hạng đấu A và B. Mặc dù đất nước vẫn còn trong thời kỳ chiến tranh nhưng giải đấu vẫn được tổ chức hàng năm.

Sau khi đất nước được thống nhất, hệ thống bóng đá Việt Nam có sự thay đổi từ năm 1976 khi được tổ chức theo 3 miền khu vực. Đến năm 1980, giải bóng đá A1 toàn quốc được tổ chức với thể thức thi đấu được thay đổi liên tục. Đến mùa 1986 và 1987, không có đội bóng nào xuống hạng và năm 1988 giải đấu được tạm ngưng để chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống bóng đá Việt Nam.

Năm 1990, giải đấu được đổi tên thành Giải vô địch bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc, nhưng thể thức chia bảng và đấu loại trực tiếp của giải A1 toàn quốc vẫn được duy trì. Đến năm 1996, giải đấu có những bước tiến khi thi đấu theo thể thức đá lượt đi lượt về, phân nhóm vô địch và tranh suất trụ hạng. Năm 1997, tên gọi của giải được thay đổi mang tên Giải bóng đá Vô địch hạng Nhất quốc gia.

Những vấn đề tiêu cực xảy ra trong mùa giải năm 1998 khiến giải Vô địch hạng Nhất quốc gia mùa 1999 chỉ là giải tập huấn mùa xuân. Mùa giải 1999-2000 cũng là mùa giải xác định ra 10 đội bóng tranh tài ở giải bóng đá chuyên nghiệp mùa tiếp theo, 4 đội bóng cuối bảng ở lại với giải hạng Nhất quốc gia. Mùa giải 2000-01 đánh dấu bước chuyển mới của V.League khi giải đấu được tổ chức theo cơ chế chuyên nghiệp. Tên gọi của giải cũng chính thức được thay đổi sang V.League và cho phép các cầu thủ nước ngoài và cầu thủ nhập tịch tham gia thi đấu.

Kể từ đó cho đến nay, V.League có những sự thay đổi không ổn định về số lượng đội bóng thi đấu. Vào năm 2012, khi VFF vướng phải những tranh cãi về công tác trọng tài điều hành giải đấu, thì hàng loạt CLB xin rút lui khỏi giải và thành lập một giải đấu mới hoàn toàn cho mùa giải năm đó. Ông Nguyễn Đức Kiên (hay bầu Kiên) – chủ tịch của CLB Hà Nội ACB là người có phản ứng mãnh liệt nhất khi không ngần ngại chỉ trích VFF về những vấn đề tồn đọng trong khâu tổ chức giải.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?
V.League là giải bóng đá thuộc cấp độ cao nhất bóng đá Việt Nam (Ảnh: VPF)

Ngày 29/9/2011, Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) được thành lập để quản lý các giải bóng đá chuyên nghiệp bao gồm V.League và giải hạng Nhất Quốc gia, quyền tổ chức được chuyển từ VFF sang VPF. Ngay trong mùa giải 2012, VPF đặt tên gọi mới cho giải là Super League. Tuy nhiên chỉ sau 5 vòng đầu tiên, cái tên V.League trở lại và năm 2013, V.League 1 chính là tên gọi được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Mùa giải 2021 chứng kiến một biến động chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi giải đấu bị dừng lại chỉ sau 12 vòng đấu do tác động của đại dịch COVID-19. Hoàng Anh Gia Lai đứng đầu bảng trong giai đoạn này và Than Quảng Ninh xin giải thể vì không còn kinh phí hoạt động dù họ đứng thứ 3 ở mùa giải năm đó.

Thể thức thi đấu của V.League

Về thể thức thi đấu trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1995, các đội được chia theo bảng đấu tương ứng với khu vực theo vị trí địa lý, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội ở nhóm đứng đầu sẽ vào vòng tranh chức vô địch và đội ở nhóm cuối bảng tranh suất trụ hạng.

Mùa giải năm 1996, 12 đội thi đấu vòng tròn 2 lượt và 2 đội cuối bảng xuống hạng. 6 đội đầu bảng sẽ được chia thành 2 bảng vòng chung kết thi đấu vòng tròn 2 lượt để chọn 2 đội đầu bảng thi đấu trận chung kết. Kể từ mùa 1997 đến 2019, mùa 2022 và từ mùa 2023-24 trở đi, thể thức đá vòng tròn 2 lượt được áp dụng.

Ở mùa giải năm 2020, thể thức có sự thay đổi để thích ứng với tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 khi các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn ra 8 đội đầu thi đấu ở nhóm tranh vô địch và 6 đội cuối tranh suất trụ hạng. Thể thức này cũng được áp dụng tương tự ở mùa giải 2023, mùa giải cuối cùng V.League được tổ chức trong 1 năm dương lịch.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League là gì?
Hà Nội và Thể Công-Viettel có 6 lần vô địch V.League (Ảnh: VPF)

Thành tích của các đội tại V.League

Mùa giải Đội Vô địch Đội Á quân Đội Hạng ba
Giải bóng đá A1 Toàn quốc
1980 Tổng cục Đường sắt Công an Hà Nội Hải Quan
1981-82 Câu lạc bộ Quân đội Quân khu Thủ đô Công an Hà Nội
1982-83 Câu lạc bộ Quân đội (2) Hải Quan Cảng Hải Phòng
1984 Công an Hà Nội Câu lạc bộ Quân đội Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
1985 Công nghiệp Hà Nam Ninh Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội
1986 Cảng Sài Gòn Câu lạc bộ Quân đội Hải Quan
1987 Câu lạc bộ Quân đội (3) Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1989 Đồng Tháp Câu lạc bộ Quân đội Công an Hà Nội
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc
1990 Câu lạc bộ Quân đội (4) Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng An Giang
1991 Hải Quan Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng
1992 Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng Công an Hải Phòng Câu lạc Quân đội, Sông Lam Nghệ An
1993-94 Cảng Sài Gòn (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Quân đội
1995 Công an Thành phố Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế Cảng Sài Gòn
1996 Đồng Tháp (2) Công an Thành phố Hồ Chí Minh Sông Lam Nghệ An
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia
1997 Cảng Sài Gòn (3) Sông Lam Nghệ An Lâm Đồng
1998 Câu lạc bộ Quân đội (5) Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh
1999 (tập huấn) Sông Lam Nghệ An Công an Hà Nội Đà Nẵng
1999-00 Sông Lam Nghệ An Công an Thành phố Hồ Chí Minh Công an Hà Nội
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Chuyên nghiệp
2000-01 Sông Lam Nghệ An (2) Nam Định Thể Công
2001-02 Cảng Sài Gòn (4) Sông Lam Nghệ An Ngân hàng Đông Á
2003 Hoàng Anh Gia Lai Gạch Đồng Tâm Long An Nam Định
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia
2004 Hoàng Anh Gia Lai (2) Sông Đà Nam Định Gạch Đồng Tâm Long An
2005 Gạch Đồng Tâm Long An Đà Nẵng Bình Dương
2006 Gạch Đồng Tâm Long An (2) Bình Dương Pisico Bình Định
2007 Becamex Bình Dương Đồng Tâm Long An Hoàng Anh Gia Lai
2008 Becamex Bình Dương (2) Đồng Tâm Long An Xi măng Hải Phòng
2009 SHB Đà Nẵng (2) Becamex Bình Dương Sông Lam Nghệ An
2010 Hà Nội T&T Xi măng Hải Phòng Tập đoàn Cao su Đồng Tháp
2011 Sông Lam Nghệ An (3) Hà Nội T&T SHB Đà Nẵng
2012 SHB Đà Nẵng (3) Hà Nội T&T Sài Gòn Xuân Thành
2013 Hà Nội T&T (2) SHB Đà Nẵng Hoàng Anh Gia Lai
2014 Becamex Bình Dương (3) Hà Nội T&T Thanh Hóa
2015 Becamex Bình Dương (4) Hà Nội T&T FLC Thanh Hóa
2016 Hà Nội T&T (3) Hải Phòng SHB Đà Nẵng
2017 Quảng Nam FLC Thanh Hóa Hà Nội
2018 Hà Nội (4) FLC Thanh Hóa Sanna Khánh Hòa BVN
2019 Hà Nội (5) Thành phố Hồ Chí Minh Than Quảng Ninh
2020 Viettel (6) Hà Nội Sài Gòn
2021 Giải bị hủy vì dịch COVID-19
2022 Hà Nội (6) Hải Phòng TopenLand Bình Định
2023 Công an Hà Nội (2) Hà Nội Viettel

Vừa rồi BLV Vĩnh Toàn giúp bạn tìm hiểu về giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam V.League. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *