Cúp bóng đá châu Phi (AFCON) là gì?
Cúp bóng đá châu Phi (AFCON) cũng được xem là giải bóng đá cấp độ châu lục được người hâm mộ bóng đá lục địa đen quan tâm đông đảo. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu rõ hơn về giải đấu này qua phần nội dung sau đây của bài viết.
Cúp bóng đá châu Phi (AFCON) là gì?
Cúp bóng đá châu Phi (AFCON) hoặc CAN là giải bóng đá lớn nhất dành cho các đội tuyển bóng đá nam của châu Phi. Giải đấu được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF), lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1957 và diễn ra theo chu kỳ 2 năm.
Giải bóng đá CAN đầu tiên diễn ra vào năm 1957 với sự tham gia của 3 đội là Ai Cập, Sudan và Ethiopia. Nam Phi cũng được tham dự nhưng bị loại khỏi giải do chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Việc giải đấu phát triển giúp giải thường xuyên tổ chức vòng loại.
Đến năm 1998, số đội tham dự VCK CAN là 16 đội và thể thức tồn tại đến năm 2017. Kể từ giải đấu năm 2019, số đội được tăng lên thành 24 đội và chuyển thời gian thi đấu tại giải từ mùa đông sang mùa hè.
Ai Cập là đội bóng giàu thành tích nhất với 7 lần đoạt chức vô địch. Kể từ giải đấu năm 2013, CAN được tổ chức vào năm lẻ để tránh xung đột với năm diễn ra World Cup.
Lịch sử của AFCON
Những năm đầu tiên (1957 – 1980)
Hoàn cảnh ra đời của CAN bắt đầu từ tháng 6/1956 khi việc thành lập Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) được đề xuất trong cuộc họp thứ 3 của FIFA tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Đến đầu tháng 2/1957, CAF chính thức ra đời và giải đấu đầu tiên diễn ra tại Khartoum, Sudan với sự tham gia của các thành viên sáng lập là Ai Cập, Sudan, Ethiopia và Nam Phi. Tuy nhiên Nam Phi rút lui do gọi một cầu thủ da trắng trong thời kì chế độ phân biệt chủng tộc apartheid.
CAN 1957 chỉ có 2 trận đấu, Ai Cập là nhà vô địch sau khi đánh bại chủ nhà Sudan ở bán kết và Ethiopia trong trận chung kết. Đến giải đấu CAN lần thứ 3 vào năm 1962, lần đầu tiên giải được tổ chức vòng loại.
Từ giải đấu năm 1963, Ghana bắt đầu chu kỳ thống trị với 4 trận chung kết CAN liên tiếp từ 1963 đến 1970. Trong giai đoạn này họ giành 2 chức vô địch CAN vào các năm 1963 và 1965. CAN 1970 tại Sudan là giải đấu đầu tiên được phát sóng trên truyền hình.
Trong những năm thập niên 1970, AFCON chứng kiến 6 nhà vô địch khác nhau là Sudan, Congo, Zaire, Morocco, Ghana và Nigeria. Zaire giành chức vô địch năm 1974 khi đánh bại Zambia trong trận chung kết. Đây cũng là kì CAN duy nhất nhà vô địch được phân định bằng trận đá lại. Ghana là đội đầu tiên giành 3 chức vô địch CAN khi lên ngôi ở giải đấu năm 1978.
Cameroon thống trị và sự trở lại của Nam Phi (1980 – 2000)
Trong những năm thập niên 80 và 90, Cameroon vào đá trận chung kết CAN đến 3 lần liên tiếp và giành 2 chức vô địch 1984 và 1988. Trước thời kì thống trị của Cameroon, Ghana có lần thứ 4 lên ngôi vô địch ở giải đấu năm 1982, đây cũng là danh hiệu vô địch CAN gần nhất của “Những ngôi sao đen”.
Tại CAN 1994, ĐT Zambia làm nên bất ngờ khi vào đến trận chung kết với đội hình chắp vá sau khi 18 thành viên của ĐT nước này tử nạn sau tai nạn máy bay năm 1993. Ở trận chung kết CAN 1994, Zambia thất bại 1-2 trước Nigeria dù là đội ghi bàn trước. Hai năm sau, CAN mở rộng tổng số đội lên 16. Tuy nhiên do nhà ĐKVĐ khi đó là Nigeria rút lui vì lý do chính trị và giải đấu đó chỉ có 15 đội góp mặt.
Sau khi lệnh cấm do chế độ apartheid được xóa bỏ, Nam Phi bắt đầu trở lại với vòng loại CAN 1994 nhưng không vượt qua vòng loại. Đến năm 1996, Nam Phi giành chức vô địch CAN đầu tiên khi giải đấu được tổ chức trên sân nhà. Bafana Bafana vượt qua Tunisia 2-0 trong trận chung kết để giành danh hiệu vô địch CAN duy nhất tính đến hiện tại.
Ở hai giải đấu tiếp theo, Nam Phi tiếp tục thể hiện sức mạnh của một ông lớn châu Phi khi giành ngôi á quân năm 1998 và giành hạng 3 vào năm 2000.
Đế chế Ai Cập (2000 – 2010)
Giải đấu năm 2000 là kì AFCON đầu tiên có 2 quốc gia đồng đăng cai là Ghana và Nigeria. Cameroon giành 2 chức vô địch liên tiếp vào các giải đấu năm 2000 và 2002 để trở thành đội tiếp theo bảo vệ thành công danh hiệu vô địch sau Ai Cập và Ghana.
Sau khi Tunisia giành chức vô địch giải đấu năm 2004 trên sân nhà, đến năm 2006, Ai Cập bắt đầu thống trị CAN khi giành 3 chức vô địch liên tiếp từ 2006 đến 2010. Đội bóng xứ sở Pharaoh lập kỉ lục của giải đấu khi bất bại 19 trận kể từ thất bại trước Tunisia tại CAN 2004 và trong đó có 9 trận thắng liên tiếp. Họ là một trong 4 đội tuyển giành 3 chức vô địch châu lục liên tiếp cùng Argentina, Mexico và Iran.
Trước thềm CAN 2008 diễn ra, nhiều đội bóng châu Âu kêu gọi BTC giải suy nghĩ lại về lịch thi đấu của CAN khi mùa giải tại châu Âu đang diễn ra. Một số cầu thủ châu Phi không được thi đấu cho CLB của họ.
Cựu chủ tịch Sepp Blatter yêu cầu giải đấu được tổ chức vào tháng 6, 7 năm 2016 để phù hợp với lịch thi đấu quốc tế. Tuy nhiên điều này vấp phải sự phản đối từ các quốc gia Trung Phi và Tây Phi vì những tháng này là mùa mưa ở khu vực này.
Mở rộng giải đấu (2010 đến nay)
Tháng 5/2010, BTC của AFCON thông báo thay đổi thời gian thi đấu tại giải từ năm chẵn sang năm lẻ và được áp dụng từ giải đấu năm 2013. Việc thay đổi này để tránh CAN xung đột với năm diễn ra World Cup.
Năm 2011, Morocco được thông báo là nước chủ nhà của CAN 2015 và Lybia là nước chủ nhà tại giải đấu năm 2013. Tuy nhiên Lybia bị tước quyền đăng cai và chuyển sang Nam Phi do cuộc nội chiến ở quốc gia này từ năm 2011. Quốc gia này một lần nữa bị tước quyền đăng cai giải đấu năm 2017 khi cuộc nội chiến thứ 2 nổ ra vào năm 2014 và được thay thế bởi Gabon.
Vào giai đoạn 2014 – 2015, đại dịch Ebola ở Tây Phi bùng phát khiến mọi hoạt động bóng đá của Liberia bị đình chỉ, SVĐ Antoinette Tubman ở thủ đô Monrovia trở thành một trong những nơi chuyên điều trị Ebola. Morocco là nước chủ nhà của CAN 2015 nhưng họ từ chối tổ chức giải vì những lo ngại về tình hình dịch bệnh, giải đấu năm đó được dời sang địa điểm khác là Guinea Xích Đạo.
Đến năm 2019, VCK CAN sẽ có sự tham gia của 24 đội. CAN 2021 bị dời sang năm tiếp theo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khi vòng loại của giải đang diễn ra lượt trận thứ 3 và 4.
Các nhà vô địch của CAN
Đội bóng | Vô Địch | Á Quân | Hạng 3 | Hạng 4 |
Ai Cập | 7 (1957, 1959*, 1986*, 1998, 2006*, 2008, 2010) | 3 (1962, 2017, 2021) | 3 (1963, 1970, 1974) | 3 (1976, 1980, 1984) |
Cameroon | 5 (1984, 1988, 2000, 2002, 2017) | 2 (1986, 2008) | 2 (1972*, 2021*) | 1 (1992) |
Ghana | 4 (1963*, 1965, 1978*, 1982) | 5 (1968, 1970, 1992, 2010, 2015) | 1 (2008*) | 4 (1996, 2012, 2013, 2017) |
Nigeria | 3 (1980*, 1994, 2013) | 5 (1984, 1988, 1990, 2000*, 2023) | 8 (1976, 1978, 1992, 2002, 2004, 2006, 2010, 2019) | – |
Bờ Biển Ngà | 3 (1992, 2015, 2023) | 2 (2006, 2012) | 4 (1965, 1968, 1986, 1994) | 2 (1970, 2008) |
Algeria | 2 (1990*, 2019) | 1 (1980) | 2 (1984, 1988) | 2 (1982, 2010) |
DR Congo | 2 (1968, 1974) | – | 2 (1998, 2015) | 2 (1972, 2023) |
Tunisia | 1 (2004*) | 2 (1965*, 1996) | 1 (1962) | 3 (1978, 2000, 2019) |
Zambia | 1 (2012) | 2 (1974, 1994) | 3 (1982, 1990, 1996) | – |
Sudan | 1 (1970*) | 2 (1959, 1963) | 1 (1957*) | – |
Senegal | 1 (2021) | 2 (2002, 2019) | – | 3 (1965, 1990, 2006) |
Morocco | 1 (1976) | 1 (2004) | 1 (1980) | 2 (1986, 1988*) |
Ethiopia | 1 (1962*) | 1 (1957) | 1 (1959) | 2 (1963, 1968*) |
Nam Phi | 1 (1996*) | 1 (1998) | 2 (2000, 2023) | – |
Congo | 1 (1972) | – | – | 1 (1974) |
Mali | – | 1 (1972) | 2 (2012, 2013) | 3 (1994, 2002*, 2004) |
Burkina Faso | – | 1 (2013) | 1 (2017) | 2 (1998, 2021) |
Uganda | – | 1 (1978) | – | 1 (1962) |
Guinea | – | 1 (1976) | – | – |
Libya | – | 1 (1982*) | – | – |
Guinea Xích Đạo | – | – | – | 1 (2015*) |
Ghi chú:
- (*): Chủ nhà
- Ai Cập vô địch giải đấu năm 1959 với tên gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất.
- CHDC Congo vô địch giải đấu năm 1968 với tên gọi là Congo-Kinshasa và năm 1974 với tên gọi quốc gia cũ là Zaire.
Vừa rồi BLV Vĩnh Toàn giúp bạn tìm hiểu về Cúp bóng đá châu Phi (AFCON). Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!