Nền bóng đá Pakistan như thế nào khi có nền chính trị bất ổn?

Nền bóng đá Pakistan như thế nào khi có nền chính trị bất ổn?

Pakistan được xem là một trong những quốc gia có nền chính trị bất ổn trên thế giới, vậy nền bóng đá Pakistan như thế nào? Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu qua phần nội dung ngay sau đây.

Sơ nét về lịch sử bóng đá Pakistan

Bóng đá Pakistan bắt đầu được biết đến từ giữa thế kỷ 19 bởi những người lính Anh ở Ấn Độ và các trận đấu diễn ra giữa các thành viên trong quân đội. Thế nhưng, nền bóng đá của nước này sớm phát triển khi có các câu lạc bộ được thành lập. Năm 1930, Kohat FC là đội bóng đầu tiên của Pakistan và giành chức vô địch giải bóng đá Tây Bắc Ấn Độ vào năm 1937.

Liên đoàn bóng đá Pakistan (PFF) cũng được xem là một trong những liên đoán bóng đá được thành lập lâu đời nhất tại châu Á. PFF được thành lập vào năm 1947 và Pakistan trở thành thành viên của FIFA vào năm 1948. Đến năm 1950, đội tuyển quốc gia Pakistan mới có trận đấu quốc tế chính thức đầu tiên gặp Iran và khi đó họ để thua với tỷ số 1-5.

Mặc dù đội tuyển bóng đá quốc gia Pakistan tham dự những kỳ Asiad đầu tiên vào các năm 1954 và 1958, thế nhưng bóng đá nước này không có những bước tiến vượt bậc vì đội tuyển không thi đấu quốc tế thường xuyên và cũng thiếu đi những giải đấu mang tính cạnh tranh.

Thời kỳ vàng son của bóng đá Pakistan phải kể đến vào những năm 1960, khi đó họ đã sản sinh ra cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá nước này chính là Abdul Ghafoor Majna – người được mệnh danh là “Pele của Pakistan”. Ghafoor cũng là thành viên của đội tuyển quốc gia Pakistan từng đứng ở vị trí trong top 10 đội tuyển hàng đầu châu Á.

Nền bóng đá Pakistan như thế nào khi có nền chính trị bất ổn?
Đội tuyển quốc gia Pakistan. Ảnh: AIPS Media

Bóng đá Pakistan giờ ra sao?

Hiện tại, Pakistan đang xếp thứ 196 trên Bảng xếp hạng FIFA tính đến thời điểm được công bố vào tháng 6/2022. Họ cũng là một trong những đội tuyển yếu nhất của khu vực châu Á khi chỉ xếp trên những đội tuyển như Timor-Leste, Guam và Sri Lanka nếu chỉ tính ở Bảng xếp hạng của FIFA.

Bóng đá Pakistan cũng không thật sự phát triển dù đây là quốc gia có dân số đông thứ 5 trên thế giới. Lý do khiến nền bóng đá nước này không phát triển bởi đây không phải là môn thể thao được ưa chuộng nhất tại đây. Môn thể thao được người dân Pakistan ưa chuộng nhất chính là cricket và cũng là môn thể thao quốc dân của nước này.

FIFA cũng từng đưa ra lệnh cấm vận với nền bóng đá Pakistan đến 2 lần do có sự can thiệp đến từ bên thứ 3, lần đầu là vào năm 2017 và sau đó là năm 2021. Đó cũng là một phần nào đó lý giải vì sao bóng đá Pakistan không thể phát triển.

Nền bóng đá Pakistan như thế nào khi có nền chính trị bất ổn?
Logo của Liên đoàn bóng đá Pakistan

Cầu thủ Pakistan nổi tiếng nhất

Abdul Ghafoor Majna – người được mệnh danh là “Pele của Pakistan” thật sự không phải là người được biết đến nhiều nhất của nền bóng đá nước này, mà đó chính là Zesh Rehman – cầu thủ người Anh gốc Á đầu tiên ra sân thi đấu tại giải Ngoại hạng Anh. Rehman cũng là cầu thủ người Pakistan đầu tiên chơi bóng chuyên nghiệp và cũng là cầu thủ người Pakistan đầu tiên thi đấu tại AFC Cup.

Sự nghiệp của Rehman trải qua ở các CLB tại Anh, Thái Lan, Hồng Kông và Malaysia. Anh sinh vào ngày 14/10/1983 tại Birmingham, Vương quốc Anh và bắt đầu ra sân thi đấu chuyên nghiệp tại CLB Fulham vào năm 2003. Trước khi thi đấu cho đội tuyển quốc gia Pakistan, Rehman từng thi đấu cho các đội tuyển trẻ của Anh từ lứa U18 đến U20.

Zesh Rehman cũng là một trong những cầu thủ truyền cảm hứng cho những cầu thủ châu Á và người Anh gốc Á để họ có thể theo đuổi đam mê với trái bóng tròn. Anh cũng là đại sứ của Mạng bóng đá châu Á (AFN) và cũng đưa ra đề xuất với Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp (PFA) để các cầu thủ người Anh gốc Á chơi tại các giải đấu chuyên nghiệp tại Anh.

Rehman vừa mới giải nghệ sau khi mùa giải 2021-22 khép lại và hiện đang làm trong công tác huấn luyện ở đội U18 Portsmouth vào hồi tháng 6/2022.

Nền bóng đá Pakistan như thế nào khi có nền chính trị bất ổn?
Zesh Rehman khi còn chơi cho Fulham. Ảnh: Premier League

Thành tích của bóng đá Pakistan ở đấu trường quốc tế

Đội tuyển Pakistan chưa bao giờ tham dự Asian Cup và World Cup trong lịch sử. Tính đến hiện tại, Pakistan cũng là đội tuyển bóng đá ở châu Á duy nhất trong lịch sử chưa từng giành chiến thắng ở vòng loại World Cup, họ có thành tích hòa 4 và thua 28 trận.

Đội tuyển quốc gia Pakistan chủ yếu thi đấu giải vô địch bóng đá Nam Á (SAFF Championship) và Đại hội Thể dục Thể thao Nam Á (South Asian Games). Thành tích tốt nhất của họ ở SAFF Championship là giành vị trí thứ 3 ở giải đấu năm 1997. Trong khi đó, Pakistan giành 4 tấm huy chương Vàng tại South Asian Games vào các năm 1989, 1991, 2004 và 2006.

Ở Bảng xếp hạng FIFA, vị trí cao nhất mà nền bóng đá Pakistan từng đạt được là 140 vào tháng 2/1993, trong khi đó vị trí thấp nhất trong lịch sử bóng đá nước này là 205 vào tháng 6/2019.

Như vậy bạn đã biết vài nét về nền bóng đá Pakistan như thế nào rồi đúng không nào. Nếu thấy chủ đề này thú vị hoặc hữu ích hãy Ủng hộ tôi một ly cà phê nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *