AFC Champions League (Cúp C1 châu Á) là gì?

AFC Champions League (Cúp C1 châu Á) là gì?

AFC Champions League hay cúp C1 châu Á được xem là giải đấu đỉnh cao cấp CLB của châu Á. Nếu xét về cấp độ thì được ví với Champions League của châu Âu. Hãy cùng BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu về giải AFC Champions League qua phần nội dung sau đây của bài viết.

AFC Champions League là gì?

AFC Champions League hay còn gọi là cúp C1 châu Á (Viết tắt là ACL) là giải đấu thường niên dành cho các câu lạc bộ hàng đầu của châu Á. Giải đấu ra đời vào năm 1967 với tên gọi ban đầu là Asian Club Championship. Đây là giải có cấp độ tương đương với UEFA Champions League, CONMEBOL Copa Libertadores, CAF, CONCACAF và OFC Champions League.

Hiện nay, giải có 32 đội tham gia vòng bảng với các CLB đến từ các quốc gia mạnh nhất sẽ đặt cách vào thẳng vòng bảng. Những CLB đến từ các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển hơn sẽ thi đấu vòng loại và họ cũng đủ điều kiện tham gia giải có cấp độ thấp hơn là AFC Cup. Kể từ năm 2009, nhà vô địch ACL không được đặt cách tham dự ACL mùa giải tiếp theo. Thể thức này được áp dụng tương tự với CONCACAF Champions League.

Đội vô địch ACL sẽ tham dự FIFA Club World Cup. Al-Hilal (Ả Rập Saudi) và Pohang Steelers là hai đội giàu thành tích nhất giải khi mỗi đội có 3 lần vô địch. Hiện tại Al-Hilal cũng đang là nhà đương kim vô địch của giải đấu.

AFC Champions League (Cúp C1 châu Á) là gì?

Lịch sử hình thành và phát triển của AFC Champions League

Asian Club Championship (1967 – 1972)

Giải đấu được ra đời với tên gọi Asian Club Championship hay giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á. Đây là giải đấu dành riêng cho các nhà vô địch của mỗi quốc gia thành viên của AFC và liên tục thay đổi nhiều thể thức thi đấu. Giải đấu đầu tiên được tổ chức theo thể thức đá loại trực tiếp, những giải tiếp theo được diễn ra theo thể thức vòng bảng.

Các đội bóng Israel thống trị giải đấu trong giai đoạn đầu một phần là do các đội Ả Rập từ chối đối đầu với họ. Năm 1970, khi Homenetmen của Lebanon từ chối thi đấu với Hapoel Tel Aviv tại vòng bán kết, Hapoel được xử thắng và vào chung kết. Một năm sau đó, đến lượt Al-Shorta của Iraq từ chối chạm trán với Maccabi Tel Aviv. Năm 1972, AFC tuyên bố hủy giải vì 2 đội bóng Ả Rập từ chối thi đấu với Maccabi Netanya của Israel.

Sau những lùm xùm liên quan đến chính trị, AFC tước quyền thành viên của Israel và quốc gia này bị loại khỏi liên đoàn vào năm 1974. Từ đó, giải các câu lạc bộ châu Á bị tạm dừng.

Sự trở lại của giải vô địch các câu lạc bộ châu Á (1985 – 2002)

Giải đấu được quay trở lại vào năm 1985. Đến năm 1990, giải cúp C2 châu Á Asian Cup Winners’ Cup ra đời dành cho những đội vô địch cúp quốc gia. Năm 1995, siêu cúp châu Á ra đời và là cuộc đối đầu thường niên giữa đội vô địch Asian Club Championship và Asian Cup Winners’ Cup. Đến năm 2002, hai giải đấu được hợp nhất thành AFC Champions League như ngày nay.

AFC Champions League (Cúp C1 châu Á) là gì?

AFC Champions League (2002 đến nay)

Giải AFC Champions League đầu tiên là mùa 2002-03 với sự tham dự của 8 CLB. Al-Ain (UAE) là nhà vô địch đầu tiên của giải đấu với tên gọi mới khi họ đánh bại BEC Tero Sasana (Thái Lan) trong trận chung kết diễn ra 2 lượt đi và về. Đến mùa 2004, có 29 đội bóng tham dự, trong đó 28 đội sẽ được chia thành 7 bảng và đội vô địch mùa trước đặt cách vào vòng tứ kết.

Tuy nhiên, AFC Champions League vẫn tiếp tục thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức khi vấn đề bạo lực và gửi danh sách đăng ký muộn vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người đã đổ lỗi cho việc thiếu tiền thưởng và kinh phí di chuyển đắt đỏ. Đến năm 2009, ACL nâng số đội lên thành 32 và số vé dự vòng bảng phụ thuộc vào thứ hạng AFC.

Kể từ năm 2021, số đội dự vòng bảng được mở rộng lên thành 40 đội. Trong đó, Việt Nam chắc suất có 1 vé tham dự vòng bảng.

Thể thức thi đấu của ACL

Kể từ mùa giải 2009, AFC Champions League thi đấu theo thể thức vòng bảng có 32 đội. Một số CLB đến từ quốc gia có nền bóng đá ít phát triển hơn sẽ tham dự vòng sơ loại. Các đội được phân chia thành 2 khu vực miền Đông và miền Tây hoàn toàn tách biệt nhau. Hai đội nhất nhì mỗi bảng sẽ vào vòng tiếp theo.

Các đội bóng miền Đông và Tây tiếp tục đối đầu với nhau tại vòng loại trực tiếp cho đến trận chung kết. Một đội đại diện cho miền Đông đối đầu với 1 đội đại diện cho miền Tây trong trận chung kết ACL.

Thời gian thi đấu diễn ra trong 2 giai đoạn, vòng bảng diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5, vòng loại trực tiếp diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11. Số suất tham dự vòng bảng ACL phụ thuộc vào thứ hạng AFC của các quốc gia tương ứng.

Những đội vô địch AFC Champions League

CLB Số lần vô địch Số lần á quân Mùa giải vô địch Mùa giải á quân
Al-Hilal (Ả Rập Saudi) 4 5 1991, 1999–2000, 2019, 2021 1986, 1987, 2014, 2017, 2022
Pohang Steelers (Hàn Quốc) 3 1 1996–97, 1997–98, 2009 2021
Urawa Red Diamonds (Nhật Bản) 3 1 2007, 2017, 2022 2019
Esteghlal (Iran) 2 2 1970, 1990–91 1991, 1998–99
Seongnam FC (Hàn Quốc) 2 2 1995, 2010 1996–97, 2004
Al-Ittihad (Ả Rập Saudi) 2 1 2004, 2005 2009
Jeonbuk Hyundai Motors (Hàn Quốc) 2 1 2006, 2016 2011
Maccabi Tel Aviv (Israel) 2 0 1969, 1971
Al-Sadd (Qatar) 2 0 1988–89, 2011
Thai Farmers Bank (Thái Lan) 2 0 1993–94, 1994–95
Suwon Samsung Bluewings (Hàn Quốc) 2 0 2000–01, 2001–02
Ulsan Hyundai (Hàn Quốc) 2 0 2012, 2020
Guangzhou (Trung Quốc) 2 0 2013, 2015
Jubilo Iwata (Nhật Bản) 1 2 1998–99 1999–2000, 2000–01
Al-Ain (UAE) 1 2 2002–03 2005, 2016
Hapoel Tel Aviv (Israel) 1 1 1967 1970
Liaoning (Trung Quốc) 1 1 1989–90 1990–91
Busan IPark (Hàn Quốc) 1 0 1985–86
JEF United Chiba (Nhật Bản) 1 0 1986
Tokyo Verdy (Nhật Bản) 1 0 1987
PAS Tehran (Iran) 1 0 1992–93
Gamba Osaka (Nhật Bản) 1 0 2008
Western Sydney Wanderers (Australia) 1 0 2014
Kashima Antlers (Nhật Bản) 1 0 2018
Al-Ahli (Ả Rập Saudi) 0 2 1985–86, 2012
FC Seoul (Hàn Quốc) 0 2 2001–02, 2013
Persepolis (Iran) 0 2 2018, 2020
Selangor (Malaysia) 0 1 1967
Yangzee (Hàn Quốc) 0 1 1969
Aliyat Al-Shorta (Iraq) 0 1 1971
Al-Rasheed (Iraq) 0 1 1988–89
Yokohama F. Marinos (Nhật Bản) 0 1 1989–90
Al-Shabab (Ả Rập Saudi) 0 1 1992–93
Oman Club (Oman) 0 1 1993–94
Al-Arabi (Qatar) 0 1 1994–95
Al-Nassr (Ả Rập Saudi) 0 1 1995
Dalian Shide (Trung Quốc) 0 1 1997–98
Police Tero (Thái Lan) 0 1 2002–03
Al-Karamah (Syria) 0 1 2006
Sepahan (Iran) 0 1 2007
Adelaide United (Australia) 0 1 2008
Zob Ahan (Iran) 0 1 2010
Shabab Al-Ahli (UAE) 0 1 2015

Thành tích của các đội bóng Việt Nam tại ACL

Các đội bóng Việt Nam cũng có suất tham dự AFC Champions League, tuy nhiên trong những năm gần đây, chỉ có 1 đội bóng duy nhất là nhà vô địch V.League mới đủ điều kiện dự vòng sơ loại. Kể từ mùa giải 2021, bóng đá Việt Nam cầm chắc 1 vé tham dự vòng bảng.

Do lo ngại những vấn đề kinh phí di chuyển và giải thưởng từ AFC đưa ra, các đội bóng Việt Nam thường không mấy mặn mà và thi đấu thiếu quyết tâm khi tham dự giải đấu cấp độ châu lục. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi các đại diện V.League đón nhận thảm bại ở sân chơi này.

AFC Champions League (Cúp C1 châu Á) là gì?

Trước đây, bóng đá Việt Nam có 2 đội bóng tham dự vòng bảng khi giải đấu đang ở giai đoạn mới đổi tên AFC Champions League theo thể thức hiện nay. Tuy nhiên trình độ chênh lệch giữa các đội bóng Việt Nam so với các đội bóng mạnh của châu Á khiến các đại diện của V.League thường phải đón nhận những thất bại đậm đà.

SHB Đà Nẵng lập kỉ lục là đội sở hữu trận thua đậm nhất giải khi để thua 0-15 trước Gamba Osaka tại vòng bảng ACL 2006. Đội bóng Việt Nam gần nhất góp mặt tại vòng bảng ACL là Becamex Bình Dương trong mùa giải 2016.

Hy vọng với những thay đổi gần đây về thể thức thi đấu của ACL, các đại diện của V.League sẽ quyết tâm thi đấu để mang thành tích ấn tượng về cho bóng đá nước nhà.

Vừa rồi BLV Vĩnh Toàn tìm hiểu giúp bạn về giải AFC Champions League. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, hãy CLICK VÀO ĐÂY để ủng hộ tôi bằng một ly cà phê nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status